Game Pokemon thì ai cũng nghe qua rồi nhỉ ( bên gamevn có cả hội ).
Pokemon tròn tròn xinh xinh ai chả thích. Nhưng bên cạnh đó còn có một
câu chuyện truyền tai nhau của những tay hardcore về bản ost ám ảnh của
Lavender town. OST này thuộc về map Lavender town, một map nhỏ trong
game Pokemon năm 1996. Thoạt đầu thì giai điệu nhạc không có gì lạ,
những âm thanh lập lại quãng 2 phút phình thường ( hồi bé cũng ôm máy
GBA chơi, nhưng ko bật tiếng ). Tuy nhiên sau 3 tháng đầu phát hành,
giới truyền thông ghi nhận những ca tự sát của những đứa bé từng chơi
qua game này. thế là giới chính phủ JP cũng như cộng đồng mạng tham gia
tìm hiểu…..
Phương thức tìm hiểu là dùng soft phân tích âm thanh của bản nhạc
nền. chắc thím biết là âm thanh sẽ tạo ra những đoạn nhấp nhô chứ gì (
mình không rành nên không biết gọi thế nào ). nhưng soft này khác ở chỗ
là nó sẽ chuyển âm thành những điểm ảnh. Và khi chạy dc 2 phút của bản
nhạc nền, các điểm ảnh tự dưng tạo ra hình của những con pokemon Unown
Unown còn gọi là stick pokemon, chúng có thể ghép với nhau để tạo ra
chữ cái hoăc câu . Họ cho chạy hết đoạn nhạc, thì các hình của con Unown
tạo ra dòng chữ ” LEAVE NOW “! .Điểm đáng nói là vào lúc đó thì Unown
chưa xuất hiện, mà đến các phiên bản pokemon sau thì nhà phát hành mới
đưa vào con này. Vậy tại sao chúng lại xuất hiện ? và họ tạo ra bản nhạc
làm clg ?
Sau đây là một bài viết lấy từ Genk:
Lavender Town Syndrome (hội chứng Lavender Town)
Red và Green là 2 phiên bản Pokemon đầu tiên được ra mắt tại Nhật Bản
vào ngày 27/2/1996, trong đó có một địa danh mang tên Lavender Town. Ít
lâu sau khi phát hành, người ta ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ em từ
độ tuổi 7-12 đã tự sát theo nhiều cách khác nhau, số khác đổ bệnh hoặc
nhẹ hơn cảm thấy đau đầu kinh khủng, và tất cả đều có một điểm chung đó
là đã chơi Pokemon Red hoặc Green.
Nhiều tin đồn nhanh chóng xuất hiện sau đó, cho rằng nguyên nhân là
do một địa điểm có tên Lavender Town và tất cả những vụ tự sát chỉ xảy
ra sau khi các nạn nhân đã đặt chân tới nơi này trong game. Bắt đầu
nghiên cứu theo hướng đó, người ta nhận thấy rằng bản nhạc nền của
Lavender Town mang giai điệu rất u ám và có chứa những âm thanh tần số
rất cao mà chỉ tai của trẻ em mới cảm nhận được bởi chúng chưa phát
triển hết, gây ra ảnh hưởng xấu đến đầu óc và cơ thể. Cái tên Lavender
Town Syndrome cũng từ đó mà xuất hiện và được cho là nguyên nhân gây ra
200 trường hợp tự sát, phần lớn bằng cách treo cổ hoặc nhảy lầu.
Hiện tại, bản nhạc nền của Lavender Town có nhiều sự khác biệt giữa
các phiên bản, nhưng những vụ tự sát chỉ được ghi nhận trong đợt phát
hành đầu tiên của Pokemon. Hãng phát triển game khi đó đã phải tiến hành
chỉnh sửa bằng cách hạ tần số của những âm thanh được cho là nguyên
nhân, và từ đó chưa có trường hợp trẻ em tự sát nào xảy ra. Khác với đa
số creepypasta khác đã được chứng minh là hư cấu, Lavender Town Syndrome
hiện vẫn còn đang nằm trong vòng bí ẩn và gây tranh cãi.
Bản nhạc nguyên gốc trong Lavender Town.
Trong Pokemon Red, Lavender Town được biết đến là nơi yên nghỉ dành cho
các Pokemon, vì vậy mà bản nhạc nền của nó cũng mang màu một màu sắc u
ám đặc trưng.
Ngoài ra một số người khi mở bản nhạc này bằng công cụ chỉnh sửa đã thấy
sóng âm của bài hát vẽ nên hình thù kì lạ tựa tựa như con ma