Một Dakhma”(tiếng Ba Tư) hay Cheel Ghar (tiếng Hindu), Tower of Silence
(tiếng Anh), tạm dịch trong tiếng Việt là Ngọn tháp im lặng là một kiến
trúc cổ xưa của đạo Zoroastrian (Bái Hỏa giáo hay Hỏa giáo) tại Ba Tư.
Một Tower of Silence
thường có dạng hình trụ tròn, khá cao , mục đích của các kiến trúc này
là để phơi các xác của người vừa chết ra ngoài thiên nhiên.
Đây là sơ đồ cấu tạo của một tháp Dakhma
Quan niệm về người chết của Bái Hỏa giáo
Những người theo đạo Zoroastrian quan niệm rằng xác
người chết là một trong những vật không trong sạch, ô uế (Nasu). Họ tin
rằng, khi linh hồn một người chết vừa rời khỏi cơ thể thì những con quỷ
ăn xác (corpse demon / Nasu daeva) sẽ lập tức nhập vào xác này và làm ô
uế mọi thứ xung quanh bằng tà khí.
Ảnh minh họa một con quỷ (daeva) trong đạo Bái hỏa giáo)
Vì thế để ngăn ngừa sự lây nhiễm của quỷ ăn xác, xác
người chết phải được đặt lên tầng cao nhất của một ngọn tháp, tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời và các loài chim ăn thịt, thông qua cách này quá
trình thối rữa của xác chết cũng tà khí của quỷ dữ sẽ được thanh tẩy và
ngăn ngừa hoàn toàn. Điểm đặc biệt ở đây là người theo Bái hỏa giáo sẽ
không dùng lửa để thiêu các xác chết vì họ tin rằng điều này sẽ làm ô uế
ngọn lửa thần Atar.
Những ngọn tháp Dakhma đa phần có cấu trúc tương tự
nhau: với đỉnh tháp bằng, khu vực xây tháp thường cao hơn so với mặt
đất. Đỉnh tháp được chia thành 3 vòng tròn đồng tâm: vòng ngoài cùng là
nơi để xác của đàn ông, vòng ở giữa là của phụ nữ và xác trẻ em được đặt
ở vòng tròn trong cùng.
Một tháp Dakhma tại Iran
Mô hình tiêu biểu của một Dakhma
Hình ảnh thật từ một ngọn tháp Dakhma tại Mumbai, Ấn Độ. Nhìn vào hình
ta có thể thấy 3 vòng tròn đồng tâm trên đỉnh tháp. Các xác chết được
đặt đúng theo các vòng tròn.
Ảnh cận cảnh của các xác chết tại vòng tròn trung tâm.
Sau khi các xác chết trải qua quá trình thối rữa cũng
như bị ăn thịt bi các loại chim như quạ, kền kền và chỉ còn trơ lại
xương trắng, các thầy tế của Bái hỏa giáo sẽ nhặt những bộ xương trên
đỉnh tháp này và chôn trong một hố để hài cốt trong trung tâm của tòa
tháp. Tại đây, các hài cốt sẽ được tẩm các loại nước có axít như nước
chanh để rã thành các mảnh nhỏ, sau đó nước mưa sẽ được dẫn vào tòa tháp
để cuốn phần còn lại của các hài cốt này ra biển, sau khi đã được lọc
qua các lớp than và cát.
Ảnh hố đựng hài cốt tại một ngọn tháp Dakhma. Những hố như thế này thường chứa hàng ngàn bộ cốt.
Tower of Silence tại Ấn Độ
Với sự bùng nổ dân số tại Ấn Độ cộng với việc hàng
trăm thành phố mới mọ lên, các tháp Dakhma được cũng Bái hỏa giáo xây
dựng liên tục để tiêu hủy các xác chết theo nghi lễ. Tuy nhiên, vấn đề
mới nảy sinh đó là số lượng các loài chim rỉa thịt xác chết bị suy giảm
đáng kể bởi ngộ độc một loại thuốc chữa bệnh cho gia súc, trong đó lượng
chim kền kền giảm tới 95%. Điều này đồng nghĩa với việc các xác chết
tại các đỉnh tháp Dakhma ko thể tiêu hủy hoàn toàn, trong quá khứ một
xác chết có thể bị rỉa toàn bộ thịt và nội tạng chỉ trong vài phút bởi
một bầy chim kền kền.
Một con kền kền Ấn Độ
Các giải pháp tạm thời được đưa ra đó là nuôi nhân
tạo chim kền kền hoặc thậm chí dùng các tấm kính thu ánh sáng mặt trời
để chiếu thẳng vào các xác chết nhằm rút ngắn thời gian phân hủy.
Một tháp xác chết tại Ấn Độ năm 1880, ảnh chụp bởi quân đội Anh. Một
hình ảnh thường thấy tại các tháp Dakhma này là những bầy chim kền kền
luôn trực chờ ăn xác.
Một cụm 4 tháp Dakhma tại thành phố Mumbai, Ấn Độ
Hai tấm ảnh màu ở trên được chụp vào tháng 1, năm
2003 tại Ấn Độ một cách vô tình. Một ngôi làng tại Ấn Độ liên tiếp báo
đến chính quyền rằng nhiều người trong làng bỗng nhiên mất tích một cách
bí ẩn,
để điều tra sự việc, một nhóm cảnh sát và quan chức được cử đi vào
trong cách rừng sâu gần làng. Tại đây, họ vô tình tìm thấy được tòa tháp
Tower of Silence như hình trên, tuy nhiên điểm khác lạ giữa tòa tháp
Dakhma này với các tòa tháp khác trên Ấn Độ đó là:
Không một xác chết nào tại tòa tháp được nhận dạng như người mất tích tại ngôi làng ngoài bìa rừng.
Không có các bầy chim ăn thịt gần tòa tháp, chỉ có
dòi bọ và ruồi tại đây. Đa số các xác chết đều còn thịt và cơ quan nội
tạng trong quá trình phân hủy.
Hố đựng hài cốt của tháp chứa đầy máu, một điều khó hiểu là lượng máu tại hố này nhiều hơn hẳn số lượng xác chết trong tháp.
Đây là sơ đồ cấu tạo của một tháp Dakhma.
Ở đây ta thấy hố đựng xương nằm ở trung tâm tháp
(Central Pit), từ hố này thông ra 4 giếng ngầm xung quanh (H –
underground well). Dưới đáy hố xương và trước đầu mỗi giếng ngầm đều có
các lớp lọc tạp chất than và cát (charcoal and sand). Xem như nước chứa
trong 4 giếng ngầm này đã được lọc rất sạch, có thể dùng để tưới cây cối
và trồng trọt.
Tháp Dakhma tại Iran
Đỉnh tháp và hố xương chính giữa
Việc táng xác trong các tháp Dakhma này rất có lợi trong vùng đất Ba Tư sa mạc cổ xưa vì:
Trong vùng sa mạc cằn cỗi, nguồn nước ngọt ngầm là
rất hiếm và ít. Việc chôn xác gần các nguồn nước này rất dễ làm ô nhiễm
toàn bộ nguồn nước, xem như hủy hoại hoàn toàn quá trình sinh hoạt và
trồng trọt của cả một cộng đồng.
An táng tập trung trong tháp Dakhma giúp tiết kiệm
đất, tạo thêm vùng trồng cây lương thực. Đồng thời việc nước mưa được
tập trung vào tháp Dakhma, được lọc qua rất nhiều lớp than và cát giúp
tạo thêm một nguồn cung cấp nước mới cho cộng đồng.
Cuối cùng, việc đưa xác người cho chim ăn thịt là
một nghi thức làm phước, cũng giống như việc phóng sinh chim, cá trong
đạo Phật. Thân xác con người cuối cùng cũng trở về lại với trời và đất.
Vậy so với các phương pháp táng xác khác trong quá khứ, đặc biệt là
thiên táng/ điểu táng của Tây Tạng thì phương thức tháp Dakhma được xem
là một chu trình hoàn thiện từ đầu đến cuối, vừa đảm bảo về tính kinh tế
( tiết kiệm đất, tránh ô nhiễm, tạo thêm nguồn nước) và tính nghi lễ
(tất cả xác trên ko phân biệt giàu sang đều đặt chung trong tháp, xác
chết được phóng sinh cho chim ăn)